Lễ tang là một trong những nghi lễ tâm linh quan trọng của người Hoa với nhiều nghi lễ và quy trình đặc biệt và cầu kỳ. Các nghi thức này không những thể hiện lòng thành kinh, tiếc thương đối với người đã khuất mà còn mang đậm những nét đặc trưng trong văn hóa của người Hoa Vậy phong tục ma chay của người Hoa bao gồm những gì? Hãy cùng Ăn Chay Online khám phá trong bài viết dưới đây.
Phong Tục Ma Chay Của Người Hoa
Phong tục đám tang của người Hoa bao gồm 17 nghi thức như sau:
Nghi Thức Phủ Liễm
Nghi thức này còn được biết đến là nghi thức đình thi là nghi thức rũ bỏ quần áo của người chết, là một phần quan trọng của phong tục tang ma người Hoa. Sau khi đặt thi thể bên cửa sổ hướng nam, gia đình sẽ tiến hành phủ chăn liễm đặc chế lên thi thể.
Nghi thức Phục Hồn
Người thân sẽ thực hiện nghi thức gọi hồn bằng cách lấy chiếc áo cũ của họ. Họ chạy ra cửa phía bắc, gọi tên người chết và đọc câu “hãy quay về đi” 3 lần. Quy trình này có thể được biết đến với tên gọi chiêu hồn, là một phần của nghi thức truyền thống với nét tín ngưỡng cổ xưa, thể hiện sự níu kéo người chết. Áo cũ sau đó sẽ được mặc lại cho người chết.
Nghi Thức Phụng Thể Phách Tinh Thần
Đây là nghi thức đám tang người Hoa mà gia đình sẽ thực hiện việc trang điểm, đi giày cho thi thể. Sau đó, đặt cơm rượu ở phía đông, sát cạnh người chết để cúng quỷ thần.
Nghi Thức Điếu Táng
Để thực hiện phong tục tang ma này, người thân và bạn bè đến viếng người chết phải khóc to và đưa chăn áo tặng cho người chết.
Nghi Thức Vi Minh
Gia đình làm một lá cờ viết tên người chết, cắm vào gậy trúc và đặt phía Tây trước nhà. Tùy vào thân phận, thứ cấp người mất mà gia đình lựa chọn cách viết sao cho phù hợp.
Nghi Thức Trần Tập Sự Cập Hưu Dục, Phạn Hàm Chi Cụ
Bày các dụng cụ dùng để tắm rửa, thay quần áo và độ phạn hàm cho người chết.
Nghi Thức Hưu Dục, Phạn Hàm, Tập Thi
Nghi thức này người chết sẽ được thay đồ, tắm rửa, phạn hàm, mặc ba bộ áo mới “tam xương”.
Nghi Thức Thiết Trùng
Linh hồn người chết thường được gọi là “trùng”. Nghi thức thiết trùng chính là nghi thức khắc tên người chết lên ván gỗ để tượng trưng cho linh hồn họ.
Nghi Thức Vu Bốc Trạch Triệu, Táng Nhật
Ở nghi thức này, thầy cúng chọn ngày và vị trí mộ bằng cách bói mai rùa. Sau đó, gia chủ đưa đồ cúng ra nơi chôn cất làm lễ trước.
Nghi Thức Ký Tịch
Trước khi hạ táng 2 ngày, gia chủ sẽ đứng trước linh cữu khóc một lần nữa. Đồng thời thông báo cho mọi người về thời gian đưa ma.
Nghi Thức Trần Tiểu Liễn Cập Điện Tiểu Liễn Soạn
Đặt áo quần do người thân tặng vào quan tài. Nam nữ phải bỏ hết trang sức và quấn tóc lên đầu. Đàn ông phải để lộ cánh tay và không ngừng dẫm chân khóc và đưa cơm rượu lên cúng cho người chết. Tối đó, gia đình sẽ phải đốt đèn trong sân suốt đêm.
Nghi Thức Đại Liễm
Thực hiện nghi thức đại liễm cần quần áo dùng cho nghi lễ, cơm rượu cổ cúng, quan tài đặt trong nhà. Gia chủ và người thân sẽ đặt thi thể người chết vào quan tài.
Nghi Thức Thành Phục
Gia chủ sẽ mặc áo tang và tiến hành cúng cơm cho người chết.
Nghi Thức Chiêu Tịch Khốc Điện
Gia đình và người thân trong nhà sẽ thực hiện việc đón tiếp khách đến viếng.
Nghi Thức Hạ Táng
Gia đình sẽ bày cỗ cúng ra ngoài cửa cử hành lễ cúng và công bố lễ vật mọi người đem tặng cho người chết. Sau đó chủ nhân và khách cùng chuyển linh cữu ra mộ và hạ táng. Khi hạ huyệt, chủ tang nam quay mặt về hướng Tây, chủ tang nữ quay mặt về hướng đông (không được khóc). Sau khi lấp đất xong chủ tang mới khóc và nhảy “dõng vô toán”.
Nghi Thức Phản Khóc Cập Ngu Lễ
Linh vị người chết sẽ được rước quay về tổ miếu đặt trên linh đường. Bên cạnh đó, gia đình sẽ vừa khóc vừa nhảy (thể hiện sự đau buồn và an ủi người chết một lần nữa).
Nghi Thức Phụ Tế
Phụ tế là phong tục ma chay của người Hoa mà gia đình sẽ đem thần chủ người mất đặt ở vị trí thích hợp trong tổ miếu để hưởng cúng lễ tổ tiên. Sau đó chuyển linh vị người chết về nhà thờ, hết 2 năm (mãn tang) mới được mang về tổ miếu thờ.
Quy Trình Nghi Lễ Đám Tang Người Hoa
Trong phong tục ma chay của người Hoa quy trình trong một đám tang gồm 9 nghi lễ
Tống chung
Là giai đoạn trước lúc lâm chung, khi con cháu túc trực bên cạnh để trong coi người thân. Khi người thân đang hấp hối, nguy kịch, gia đình thường dời người bệnh từ phòng ngủ ra giường ván được sắp đặt ở chính đình. Người nam thường đặt ở chính tẩm, bên phải, trong khi người nữ được đặt ở nội tẩm, bên trái.
Người Trung Hoa tin rằng chính giữa nhà là nơi tốt nhất để người sắp chết có thể yên lòng nhắm mắt. Họ cũng quan niệm rằng nếu người chết qua đời trong giường ngủ, linh hồn sẽ bị treo lơ lửng trên giường, không thể siêu độ.
Sơ Chung
Trong giai đoạn này, thi thể người chết được đặt nằm trên chiếc chiếu trong nội đường gọi là “hạ tháp”, đầu hướng ra ngoài, dưới chân có đặt một chiếc đại hoặc chén bát nhỏ trong đó có đựng dầu để thắp bấc đèn. Đây gọi là ngọn đèn của người chết, còn được gọi là “trường minh đăng”. Thể hiện tận trung chữ hiếu. Lúc này chưa có việc lập bài vị.
Sau khi thực hiện nghi lễ trên, gia đình tiến hành việc “phục lễ”, chiêu hồn bằng cách lên mồ mả tổ tiên để kêu gọi hồn người chết trở về. Tiếp đến là bắt đầu khóc than, xác nhận rằng người thân đã thực sự rời bỏ thế gian.
Nhập Liệm
Nhập liệm, hay còn được gọi là trang liễm, là giai đoạn gia đình đặt người chết vào trong quan tài. Sau lễ nhập liệm là thủ linh, còn được biết đến là hộ lĩnh, khi con cái túc trực bên cạnh người chết để đợi đến lúc nhập quan.
Báo Tang
Gia đình thông báo tin nhà có người thân qua đời để thông báo cho họ hàng và láng xóm biết và đến thăm viếng.
Thành Phục
Thành phục là một nghi lễ cơ bản sau khi người thân mất. Tùy thuộc vào mối quan hệ với người chết mà gia đình lựa chọn trang phục phù hợp. Trang phục của người đeo tang thường thể hiện mối quan hệ với người chết.
Phúng Điếu
Phúng điếu được coi là một phần quan trọng của tang lễ. Lễ số và phương thức phúng điếu có thể thay đổi theo từng gia đình.
Tiếp Tam
Lễ tống tam thường diễn ra vào buổi chiều, bao gồm các nghi lễ như niệm kinh Phật, hát cổ nhạc và đưa ngựa xe ra cửa, thường hướng về phía tây của ngôi nhà. Phong tục “tiếp tam” có nguồn gốc từ quan niệm dân gian rằng sau 3 ngày, linh hồn sẽ rời khỏi xác.
Phát Dẫn
Phát dẫn hay hạ tang là nghi thức phong tục ma chay của người Hoa cuối cùng khi tang lễ sắp kết thúc.
Cư Tang
Cư tang thể hiện sự hiếu đạo và tình cảm của người còn sống đối với người đã mất. Trong thời gian người thân qua đời, con cháu thường ngừng lại các sinh hoạt để thể hiện lòng bi thương và tưởng nhớ người quá cố.
Tang Phục Trong Đám Tang Người Hoa
Trong phong tục ma chay của người hoa, tang phục tang của người Hoa thường thể hiện sự phân biệt tùy thuộc vào các nhóm dân tộc khác nhau. Ví dụ, người Phúc Kiến có những quy định riêng biệt cho con trai và con gái. Con trai thường mặc áo dài đến chân mà không có nút, khoác áo ngắn bên ngoài và cầm gậy.
Ngược lại, nữ thường mặc áo dài và đội khăn ba góc được làm từ vải bố. Con rể thường mặc áo tang màu trắng với chấm đỏ thể hiện thân phận không có máu mủ trong gia đình.
Ở vùng Triều Châu, con trai thường mặc áo tang làm từ vải xô và khoác thêm áo vải bố nhỏ bên ngoài. Họ đội nón tam giác và đeo túi màu xanh đỏ trắng, bên trong đựng hạt đậu.
Tuy nhiên, hiện nay, tang phục người Hoa đã trở nên đơn giản hóa hơn, với những chi tiết tượng trưng thay thế cho trang phục truyền thống.
Về trang phục của khách tham gia tang lễ trong phong tục ma chay của người hoa cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của người đã mất, để thể hiện sự trang trọng và phù hợp với bản chất buồn vui của buổi tang.
Lời Kết
Phong tục ma chay của người Hoa không chỉ là biểu tượng của sự kết nối giữa thế giới của chúng ta và thế giới tâm linh, mà còn là một di tích văn hóa hiện rõ sự tôn trọng và lòng tri ân của người Hoa đối với tổ tiên. Qua việc tìm hiểu về phong tục ma chay của người Hoa có thể nhận thấy những giá trị và những đặc trưng của một trong những nền văn hóa lớn của thế giới.